Cách hỗ trợ chữa trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Có đến 96% trẻ em hiện nay gặp phải tình trạng hẹp bao quy đầu, đây là một hiện tượng thường gặp ở rẻ và sẽ biến mất khi trưởng thành. Tuy nhiên vẫn có nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng về tình trạng này của con nên muốn tìm cách khắc phục. Vậy cách hỗ trợ chữa trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em như thế nào. Cùng tham khảo các phương pháp xử lý an toàn cho trẻ trong nội dung được chia sẻ dưới đây.

chua hep bao quy dau

Hẹp bao quy đầu là gì?

Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu phủ trên dương vật bị “dính”, thắt chặt, không thể kéo tuột xuống được. Có 2 kiểu hẹp bao quy đầu là hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý:

– Hẹp bao quy đầu sinh lý: chiếm đa số các trường hợp, do sự phát triển bình thường của các kết dính bẩm sinh giữa bao quy đầu và quy đầu.

– Hẹp bao quy đầu bệnh lý: bao quy đầu bị dính sau khi viêm nhiễm, gây sẹp xơ. Trường hợp này ít gặp hơn và chỉ chiếm chưa đến 16%.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em thường không gây đau. Tuy nhiên một số trường hợp bị thắt quá chặt có thể gây ra một số triệu chứng như:

– Tiểu khó, khi tiểu phải rặn, tia nước tiểu nhỏ, phụt mạnh và xa

– Khi đi tiểu bao quy đầu bị sưng phồng lên

Xem thêm tại: Hẹp bao quy đầu có quan hệ được không, có ảnh hưởng không?

– Bao quy đầu viêm nhiễm, chảy mủ hay dịch bất thường

– Khó quan sát thấy lỗ niệu đạo ngoài

– Miệng bao quy đầu nhỏ nên không lộn được da bao quy đầu, hoặc chỉ lộn được bao quy đầu ở một phần đầu dương vật

Cách hỗ trợ chữa trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Đối với trẻ em, các chuyên gia thường khuyến khích phụ huynh sử dụng những biện pháp khắc phục ít gây đau đớn. Trong đó những cách hỗ trợ chữa trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em hiện nay thường là:

1. Nong bao quy đầu

Về mặt hỗ trợ điều trị, nong bao quy đầu là cách xử lý hẹp bao quy đầu cho trẻ mà không cần phẫu thuật, cha mẹ có thể tự thực hiện cho con được tại nhà hoặc tới bệnh viện.

Nong bao quy đầu là chỉ việc làm rộng bao quy đầu cho bé để làm vệ sinh và giúp bé đi tiểu dễ dàng hơn. Cha mẹ chỉ cần tuột nhẹ bao quy đầu vệ phía sau để trẻ đi vệ sinh dễ hơn.

Lưu ý: Nếu nong không đúng cách, bé sẽ thấy đau đớn khi đi tiểu, bao quy đầu bị hẹp trở lại. Vì vậy tốt nhất khi quyết định nong cho trẻ cần phải đến cơ sở chuyên khoa để được khám và chọn giải pháp tốt nhất.

2. Kéo da quy đầu

Kỹ thuật này khá đơn giản, mỗi ngày phụ huynh có thể thực hiện bằng cách kéo căng da quy đầu cho con khoảng từ 3-5 phút. Thao tác nên được tiến hành khi da bao quy đầu ở trạng thái mềm mại, có thể chuyển động dễ dàng.

Cha mẹ có thể kết hợp bôi thuốc mỡ chứa steroid lên bao quy đầu, sau đó kéo da quy đầu về phía trước vài lần, rồi nhẹ nhàng kéo ngược lại ra sau để tránh làm đau bé. Lặp đi lặp lại động tác này vài lần mỗi ngày. Nếu thực hiện khi tắm hoặc khi ngâm mình trong nước sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Những cách hỗ trợ chữa trị hẹp bao quy đầu cho trẻ em như trên đây đòi hỏi sự kiên trì và phối hợp tốt giữa bố mẹ và bé. Khi thực hiện, cha mẹ nên thao tác chậm, nhẹ nhàng rồi dần dần tăng mức độ kéo căng sau mỗi lần tập để tránh làm bé bị đau, gây ám ảnh và tổn thương.

Có nên hỗ trợ chữa trị hẹp bao quy đầu cho trẻ quá sớm

Trên thực tế, các chuyên gia không khuyến khích việc nong bao quy đầu cho trẻ quá sớm. Tình trạng hẹp bao quy đầu là một biểu hiện rất bình thường và có thể biến mất khi đến tuổi trưởng thành ( khi qua tuổi dậy thì, bao quy đầu sẽ tự động tuột xuống để lộ đầu dương vật).

Rất nhiều cha mẹ vì quá lo lắng hoặc do nghe theo chỉ dẫn của bạn bè nên khi con còn nhỏ đã vội vàng áp dụng các biện pháp hỗ trợ chữa trị hẹp bao quy đầu khiến con đau đớn, khóc thét. Sau đó thì không dám động vào nữa lại khiến cho bao quy đầu hẹp trở lại. Ngoài ra, áp dụng các cách hỗ trợ chữa trị hẹp bao quy đầu quá sớm cho trẻ rất dễ để lại những hậu quả như:

– Biến chứng cấp tính: chảy máu, phù nề, nhiễm trùng, tổn thương quy đầu hoặc niệu đạo.

– Có tật mãn tính về sau: Sẹo xấu, hẹp bao quy đầu tái phát, hẹp lỗ tiểu, rò lỗ niệu đạo.

Giải pháp tối ưu cho trẻ bị hẹp bao quy đầu

Các chuyên gia khuyên phụ huynh nên theo dõi tình trạng bao quy đầu của trẻ đến tuổi dậy thì, bởi hiện tượng hẹp bao quy đầu khi trẻ còn nhỏ là điều rất thường gặp. Không nên áp dụng hỗ trợ điều trị hẹp bao quy đầu cho trẻ quá sớm, đặc biệt là trẻ dưới 4 tuổi để tránh những biến chứng xấu.

Bên cạnh việc tìm hiểu những cách hỗ trợ chữa trị hẹp bao quy đầu như trên thì tốt nhất phụ huynh nên đến các phòng khám chuyên khoa uy tín để tham vấn chuyên môn từ bác sĩ. Từ đó sẽ biết được đâu là phương pháp tốt nhất, bảo vệ cho trẻ khỏi nguy cơ bệnh tật và tổn thương.

Trên đây là những thông tin về cách hỗ trợ chữa trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em được cung cấp bởi chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khám hỗ trợ chữa trị các vấn đề ở cơ quan sinh dục nam. Nếu cha mẹ muốn được giải đáp rõ hơn về cách khắc phục hẹp bao quy đầu ở trẻ và những vấn đề liên quan khác, hãy gọi ngay cho bác sĩ chuyên khoa qua để được hỗ trợ tư vấn tận tình miễn phí.

Hotline & Zalo: 0385.990.114

Nguyễn Văn Chất

Tôi là Bác sĩ Nguyễn Văn Chất, chuyên gia ngoại khoa tại phòng khám Bắc Việt, Hà Nội, tự hào là người đầu ngành trong lĩnh vực nam khoa. Với 40 năm kinh nghiệm, tôi được biết đến với danh hiệu "Bác sĩ có BÀN TAY VÀNG," thực hiện hàng nghìn ca thủ thuật mà không mắc sai sót. Điều này giúp tôi thu hút sự tin tưởng và lòng mến khách hàng.

BÀI VIẾT ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM
MỤC LỤC