Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ: Tất cả những thông tin bạn nên biết biết

Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến khi trẻ các trẻ em nam mới được sinh ra. Và thường tình trạng này sẽ biến mất dần sau khi dậy thì và trưởng thành. Tuy nhiên một số trường hợp, hẹp bao quy đầu lại gây ra các hiện tượng như sưng đỏ và gây ra các viêm nhiễm quy đầu. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và hỗ trợ điều trị tình trạng này như thế nào? Hãy theo dõi bài viết tổng quát dưới đây để biết những thông tin bổ ích nhất.

hep bao quy dau

Hiểu biết căn bản về hẹp bao quy đầu bằng mắt thường

Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là gì?

Bác sĩ Hoàng Ngọc Sinh – Hiện đang là giám đốc nghiệp vụ y khoa tại Phòng khám Bắc Việt, có hơn 40 năm kinh nghiệm khám và hỗ trợ chữa trị bệnh ngoại khoa, cho biết hẹp bao quy đầu là tình trạng lớp da bao quanh bên ngoài quy đầu thít chặt quy đầu, khiến lớp da này không thể kéo tuột hẳn xuống quy đầu được.

Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ em còn nhỏ và sẽ được cải thiện dần dần khi trẻ lớn lên. Giữa quy đầu và bao quy đầu ở trẻ, có một lớp dịch ẩm có chức năng bôi trơn để bao quy đầu tuột lên tuột xuống dễ dàng. Trong lớp dịch này có các tế bào biểu mô của quy đầu bong tróc ra và hình thành những mảng trắng là bựa sinh dục.

Nếu lớp da bao quy đầu tuột xuống được thì các bựa sinh dục này sẽ dễ dàng được làm sạch. Còn nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu thì lớp da sẽ không thể kéo xuống được, gây khó khăn khi vệ sinh dương vật. Điều này khiến những mảng trắng này không được làm sạch, có thể gây các viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục của bé.

Nguyên nhân gây bệnh hẹp bao quy đầu

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hẹp quy đầu ở trẻ nhỏ:

1. Hẹp bao quy đầu sinh lý

Đây là tình trạng bình thường gặp hầu hết ở các trẻ em nam mới sinh ra. Khi trẻ mới sinh không có khả năng tự bảo vệ bộ phận sinh dục của mình nên lớp da bao quy đầu sẽ đảm nhiệm vị trí này bằng cách che phủ và dính chặt quy đầu. Đầu da quy đầu quá nhỏ nên quy đầu của dương vật không thể chui qua được dẫn đến hẹp bao quy đầu.

2. Hẹp bao quy đầu bệnh lý

Tình trạng hẹp bao quy đầu bệnh lý xảy ra do sẹo xơ gây dính chặt bao quy đầu. Sẹo xơ là tình trạng do bao quy đầu bị hẹp và viêm nhiễm sinh dục nhiều lần gây ra.

Dấu hiệu nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

Hẹp bao quy đầu thường không gây đau. Tuy nhiên nếu da bao quy đầu thắt quá chặt có thể gây các biểu hiện, triệu chứng sau đây.

  • Tiểu khó: trẻ phải rặn khi đi tiểu, tia nước tiểu nhỏ
  • Bao quy đầu bị sưng phồng khi đi tiểu
  • Có thể xuất hiện các viêm nhiễm bao quy đầu, gây sưng đỏ, đau rát
  • Chảy dịch hoặc chảy mủ bất thường
  • Không thể lộn được lớp da bao quy đầu hoặc chỉ lộn được một phần quy đầu của dương vật,  miệng bao quy đầu quá nhỏ…

Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có gây nguy hiểm không, thì các chuyên gia chia sẻ rằng hẹp bao quy đầu ở trẻ nếu không can thiệp kịp thời, có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc đến sức khỏe và các sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Gây viêm nhiễm quy đầu và bao quy đầu

Khi bị hẹp bao quy đầu, các tế bào chết ở dưới lớp da quy đầu bong tróc da, cùng với những chất bẩn, bựa sinh dục và nước tiểu sót lại tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm phát triển, gây viêm nhiễm, khiến dương vật sưng đỏ và mọng nước.

Viêm nhiễm lỗ niệu đạo

Các viêm nhiễm ở quy đầu và bao quy đầu lan rộng và xâm nhập sang lỗ niệu đạo, gây viêm nhiễm. Nếu tình trạng nặng, vi khuẩn còn có thể di chuyển ngược dòng gây viêm nhiễm bàng quang và gây viêm thận.

Xem thêm tại: Hẹp bao quy đầu có quan hệ được không, có ảnh hưởng không?

Gây ra tình trạng nghẹt quy đầu

Nhiều trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu mà bố mẹ vẫn cố kéo tuột lớp da quy đầu xuống nhưng sau đó không thể kéo lớp da này trở lại như ban đầu được gây nghẹt quy đầu. Lâu dần khiến máu không lưu thông được, quy đầu bị phù nề. Nếu để lâu mà không thăm khám kịp thời sẽ có thể dẫn đến trường hợp hoại tử quy đầu.

Cách phòng ngừa hẹp bao quy đầu ở trẻ

  • Một số trường hợp trẻ nhỏ, theo thời gian, bao quy đầu sẽ tự tuột ra và hầu hết sẽ bình thường khi trẻ lên 4 tuổi. Cũng có một số trường hợp tình trạng này được khắc phục muộn hơn khi trẻ dậy thì.
  • Bố mẹ và người chăm sóc trẻ cần biết cách vệ sinh bộ phận dương vật sạch sẽ cho trẻ, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm có thể gây ra hẹp bao quy đầu bệnh lý.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: bố mẹ nên thay tã thường xuyên để tránh bị hăm và tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển. Bố mẹ cần kiểm tra bộ phận sinh dục khi tắm mỗi ngày.
  • Không nên cố gắng dùng tay lộn mạnh da bao quy đầu của trẻ vì điều này có thể gây tổn thương, chảy máu, rách da bao quy đầu và sẽ tạo sẹo xơ dễ dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý sau này.
  • Bố mẹ chỉ nên kéo nhẹ nhàng lớp bao quy đầu của trẻ xuống khi cho trẻ đi vệ sinh. Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ và lau khô phần quy đầu và dương vật, bố mẹ nhớ kéo bao quy đầu trở lại bình thường, lớp da bao quy đầu phủ lên đầu dương vật. Nếu không sẽ gây nghẹt bao quy đầu ở trẻ nhỏ.
  • Khi trẻ lớn hơn, bố mẹ cần hướng dẫn cho trẻ cách tự vệ sinh bộ phận sinh dục của mình sao cho đúng và sạch sẽ nhất.

Để phòng tránh các viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục cho trẻ, bố mẹ và người chăm sóc đặc biệt chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ, thay tã thường xuyên và chú ý sử dụng các loại tã, bỉm vừa vặn không được quá chật, gây bí bách dương vật.

Trên đây là bài viết về tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào cần lời giải đáp, hãy gọi đến số điện thoại để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể nhất.

Hotline & Zalo: 0385.990.114

Nguyễn Văn Chất

Tôi là Bác sĩ Nguyễn Văn Chất, chuyên gia ngoại khoa tại phòng khám Bắc Việt, Hà Nội, tự hào là người đầu ngành trong lĩnh vực nam khoa. Với 40 năm kinh nghiệm, tôi được biết đến với danh hiệu "Bác sĩ có BÀN TAY VÀNG," thực hiện hàng nghìn ca thủ thuật mà không mắc sai sót. Điều này giúp tôi thu hút sự tin tưởng và lòng mến khách hàng.

BÀI VIẾT ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM
MỤC LỤC