Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ – Nhận biết và hướng hỗ trợ điều trị

Hẹp bao quy đầu – một hiện tượng thường gặp ở các bé trai. Xung quanh bệnh lý này, có nhiều vấn đề cần phải được quan tâm và thảo luận. Bài viết này của chúng tôi xin được nêu ra những điều cơ bản cần biết về hẹp bao quy đầu ở trẻ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ – những điều cần biết

Nhiều bé trai khi sinh ra đã bị hẹp bao quy đầu, đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên bởi trong vài năm đầu đời, bao quy đầu của trẻ sẽ bị dính liền với quy đầu và không tách ra được. Khi trẻ 3 tuổi trở đi, cùng với sự phát triển của bộ phận sinh dục, bao quy đầu sẽ từ từ tách ra khỏi quy đầu, có thể tuột xuống một cách dễ dàng và dương vật của bé sẽ phát triển bình thường.

Nguyên nhân hẹp bao quy đầu ở trẻ

Theo các chuyên gia, hẹp bao quy đầu ở trẻ phần lớn là do bẩm sinh, có nghĩa là khi trẻ sinh ra thì vốn dĩ đã bị chứng bệnh này. Trong số này, khi trẻ lớn lên thì một số tự khỏi được còn một số khác thì không.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ - những điều cần biết

Trẻ bị hẹp bao quy đầu do đâu

Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ

– Khi trẻ lên 3-4 tuổi mà bao quy đầu vẫn không tuột xuống để giúp cho quy đầu lộ ra bên ngoài. Nếu cố tình kéo bao quy đầu xuống thì nó sẽ không tự trở lại được vị trí ban đầu.

– Lỗ quy đầu của trẻ quá nhỏ, có thể chỉ như lỗ kim, khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc tiểu tiện. Khi trẻ đi tiểu, nước tiểu không thoát ra ngoài dễ dàng mà bị ứ lại bên trong, làm cho bao quy đầu bị căng phồng lên, nước tiểu bắn thành từng tia nhỏ.

Tác hại của hẹp bao quy đầu ở trẻ

– Bao quy đầu hẹp khiến trẻ đi tiểu khó, khi đi tiểu bị đau và khi tiểu xong thường không hết nước dẫn đến hiện tượng tiểu rắt, tiểu són.

– Nếu nước tiểu còn sót lại bên trong quy đầu khi trẻ đi tiểu, nó sẽ hình thành bựa sinh dục, là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Nếu phụ huynh không chú ý vệ sinh sạch sẽ đúng cách cho con em thì tình trạng này có thể dẫn tới viêm nhiễm với các triệu chứng như miệng bao quy đầu sưng đỏ, đau, ngứa và có thể có dịch tiết dạng mủ.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ - những điều cần biết

Phụ huynh không nên chủ quan khi trẻ bị hẹp bao quy đầu

– Hẹp bao quy đầu là một nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của dương vật. Vì vậy, những trẻ này nếu không được hỗ trợ điều trị thì khi lớn lên thường có dương vật nhỏ hơn so với những người bình thường khác.

– Khi trẻ đến tuổi trưởng thành mà vẫn bị hẹp bao quy đầu thì sẽ bị ảnh hưởng đến chức năng tình dục vì hẹp bao quy đầu thường gây xuất tinh sớm.

Vấn đề hỗ trợ điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ

Hiện nay, hẹp bao quy đầu đang được hỗ trợ điều trị theo cả nội khoa và ngoại khoa. Khi trẻ dưới 3 tuổi thì việc hỗ trợ điều trị là chưa cần thiết. Khi trẻ 3 – 4 tuổi, phụ huynh nên dùng thuốc bôi ngoài cho trẻ để giúp bao quy đầu tự tụt xuống. Đến khi trẻ 5 tuổi trở lên, nếu việc dùng thuốc không có tác dụng thì cần phải cho trẻ đi cắt bao quy đầu. Có nhiều cách cắt bao quy đầu khác nhau, các bậc phụ huynh có thể thảo luận trước với bác sĩ ngoại khoa để lựa chọn phương pháp tốt nhất cho bé.

Đối với hẹp bao quy đầu ở trẻ, các bậc phụ huynh nên chủ động trong việc nhận biết và hỗ trợ điều trị cho bé. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của bé sau này. Do vậy, việc hỗ trợ điều trị cho những trường hợp bị hẹp bao quy đầu cần được tiến hành sớm, đúng cách và an toàn.

Nguyễn Văn Chất

Tôi là Bác sĩ Nguyễn Văn Chất, chuyên gia ngoại khoa tại phòng khám Bắc Việt, Hà Nội, tự hào là người đầu ngành trong lĩnh vực nam khoa. Với 40 năm kinh nghiệm, tôi được biết đến với danh hiệu "Bác sĩ có BÀN TAY VÀNG," thực hiện hàng nghìn ca thủ thuật mà không mắc sai sót. Điều này giúp tôi thu hút sự tin tưởng và lòng mến khách hàng.

BÀI VIẾT ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM
MỤC LỤC