Tinh hoàn ẩn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp hỗ trợ điều trị

Tinh hoàn ẩn là tình trạng được phát hiện chủ yếu ở các bé trai khi vừa mới sinh hoặc ở một số ít nam giới trưởng thành. Vậy tinh hoàn ẩn là gì? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Làm sao để nhận biết mình có triệu chứng tinh hoàn ẩn? Nếu đây là những vấn đề mà bạn đang quan tâm, hãy theo dõi ngay bài viết sau để được các chuyên gia giải đáp cụ thể.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Lê Anh Việt – trưởng khoa ngoại tiết niệu bệnh viện quân y 354 Bộ Quốc Phòng – hơn 40 năm kinh nghiệm hỗ trợ điều trị các bệnh ngoại khoa, bao gồm bệnh về tinh hoàn.

Tinh hoàn ẩn là gì?

Bác sĩ Việt cho biết, tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn không di chuyển vào bìu trong quá trình phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ, một số trường hợp có thể gặp ở người trưởng thành.

Tinh hoàn ẩn là gì?

Tinh hoàn ẩn là gì

Thông thường chỉ có 1 tinh hoàn bị ảnh hưởng, nhưng vẫn có trường hợp cả 2 tinh hoàn không di chuyển đến bìu. Tỷ lệ mắc tinh hoàn ẩn ở các bé trai khoảng 3 – 4% và có xu hướng tự động di chuyển xuống bìu trước 3 hoặc 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, đối với người trưởng thành nếu tinh hoàn vẫn không nằm trong bìu thì rất khó tự động di chuyển xuống, lúc này cần phải có biện pháp hỗ trợ điều trị.

Có 2 dạng tinh hoàn ẩn

– Tinh hoàn ẩn sờ thấy: sờ được tinh hoàn ở ống tinh, tinh hoàn lò xo.

– Tinh hoàn ẩn không sợ thấy: tinh hoàn ở lỗ bẹn sâu, trong ở bụng nên không sờ thấy được tinh hoàn.

Một số người còn bị nhầm lẫn giữa tinh hoàn ẩn và tinh hoàn lạc chỗ. Thế nhưng bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh rằng đây là 2 thuật ngữ mang ý nghĩa khác nhau:

– Tinh hoàn ẩn: tinh hoàn không nằm trong bìu mà nằm dọc theo đường đi của tinh hoàn ( trong bụng, lỗ bẹn sâu, lỗ bẹn nông, ống bẹn).

– Tinh hoàn lạc chỗ: sau khi ra khỏi lỗ bẹn nông, tinh hoàn đi lạc ở vị trí khác mà không đến bìu. Ví dụ như tầng sinh môn, cân đùi, dây chằng bẹn). 80% trường hợp này xảy ra ở 1 bên tinh hoàn, kích thước và chức năng vẫn bình thường.

Nguyên nhân tinh hoàn ẩn

Hoạt động di chuyển của tinh hoàn xuống bìu chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Nếu một trong những yếu tố này bị ảnh hưởng thì sẽ làm tinh hoàn không xuống được bìu và gây ra hiện tượng tinh hoàn ẩn.

Rối loạn chức năng vùng hạ đồi

vùng hạ đồi là 1 khu vực trong não có nhiệm vụ kiểm soát sự giải phóng hormone tuyến yên vào máu vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể, bao gồm tinh hoàn. Khi vùng hạ đồi bị rối loạn sẽ gây ra tình trạng suy tuyến yên khiến cho hệ thống sinh sản nam giới bị ảnh hưởng, dẫn đến tinh hoàn ẩn.

Suy giảm nồng độ hormone sinh dục nam

Suy giảm nồng độ hormone sinh dục nam khiến cho chức năng sinh dục nam phát triển không bình thường gây ra tinh hoàn ẩn.

Thiếu hụt hormone androgen: androgen là hormone cần thiết cho quá trình tăng trưởng, sinh sản và điều chỉnh chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ sinh sản. Hormone androgen thiếu hụt khiến cho sự phát triển cơ quan sinh dục ở thai nhi bị ảnh hưởng, trong đó tác động đến di chuyển của tinh hoàn.

Sự ảnh hưởng của hormone estrogen đến di chuyển của tinh hoàn: Estrogen có ở nữ giới tham gia trực tiếp vào quá trình mang thai và sinh con. Trong quá trình mang thai không tránh khỏi việc mẹ bị rối loạn nội tiết tố. Nếu trong quá trình mang thai mẹ sử dụng nhiều loại thuốc kháng hormone sinh dục nam thì nguy cơ cao thai nhi sinh ra sẽ bị tinh hoàn ẩn.

– Do dây chằng nối tinh hoàn và bìu bất triển bất thường: dây chằng quá ngắn, lệch lạc vị trí khiến cho tinh hoàn nằm lơ lửng trên đường di chuyển không xuống được bìu hoặc ở sai vị trí.

– Các yếu tố cơ học gây cản trở di chuyển của tinh hoàn như: cuống mạch tinh hoàn ngắn, xơ hóa vùng ống bẹn…

Triệu chứng bệnh tinh hoàn ẩn

Triệu chứng tinh hoàn ẩn ở các bé trai thường là không nhìn thấy hoặc không sờ thấy tinh hoàn ở vị trí bìu. Triệu chứng tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành:

– Người bệnh tự sờ thấy trong bìu không có tinh hoàn hoặc sờ thấy có khối u nổi lên ở ống bẹn.

– Bìu phát triển kém, tinh hoàn ẩn càng cao thì bìu càng kém phát triển.

– Người bệnh chỉ có thể sờ thấy 1 bên tinh hoàn.

Một số câu hỏi thường gặp về triệu chứng tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn ẩn nên cắt bỏ hay giữ lại?

Để đánh giá được tinh hoàn ẩn nên cắt bỏ hay giữ lại, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm kích thước tinh hoàn, thử Alpha-Fetoprotein và Beta-HCG cùng 1 số kiểm tra khác.

Trong trường hợp nếu kích thước tinh hoàn bị teo nhiều, tinh hoàn nằm ngoài bìu quá lâu thì khả năng mất chức năng tinh hoàn là khá cao. Với các kiểm tra, xét nghiệm trên, bác sĩ cũng sẽ đồng thời biết được tinh hoàn này đã hoá ác hay chưa hoặc sau giữ lại hạ tinh hoàn xuống bìu rồi thì sau đó tinh hoàn sẽ hoá ác không.

Tuy nhiên, với trường hợp đang trong độ tuổi sinh sản của bạn, lại còn trẻ, muốn tính thâm mỹ thì bác sĩ sẽ xem xét khả năng giữ lại tinh hoàn, hạ xuống bìu.

Trường hợp bệnh nhân chấp nhận giữ lại tinh hoàn, dựa trên các căn cứ đánh giá chính xác về vị trí tinh hoàn, các động tĩnh mạch tinh hoàn, cũng như các bất lợi về giải phẫu trong việc hạ tinh hoàn xuống bìu, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp thích hợp nhất.

Tinh hoàn ẩn có thể có con không?

Với bệnh tinh hoàn ẩn – 1 trong những bệnh lý có khả năng gây vô sinh cao thì theo khuyến cáo của các bác sĩ nên mổ từ lúc 1-2 tuổi bởi lúc này chức năng tinh hoàn chưa bị hư hại nhiều. Việc mổ sớm sẽ giúp giữ được tinh hoàn phát triển bình thường. Dẫu vậy với nhiều trường hợp thì mãi tới khi trưởng thành mới phát hiện bệnh rồi phẫu thuật khi không thể chịu được là rất chậm trễ.

Có nhiều phương pháp mổ khác nhau cho người bệnh tinh hoàn ẩn nhưng đây đều là những cách làm giúp đưa tinh hoàn bị ẩn về dưới bìu. Bởi chỉ tại vị trí này, tinh hoàn mới có thể phát triển và tránh bị hư hại thêm. Điều này lại càng cần thiết với trường hợp tinh hoàn ẩn bị teo nhỏ hoặc nguy cơ hóa ung thư. Vậy nên việc mổ như bác sĩ làm cho bệnh nhân là điều bắt buộc, không thể có phương án nào khác.

Phẫu thuật tinh hoàn ẩn giúp khắc phục bệnh lý bất thường  gây ra vô sinh nhưng có thể có con sau mổ tinh hoàn ẩn không thì cháu cần xét nghiệm tinh dịch đồ tại cơ sở y tế chuyên khoa để có kết luận chính xác.

Chức năng sinh sản sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn

Nam giới ở tuổi trường thành khi mắc tinh hoàn ẩn vẫn không biểu hiện bất thường trong sự phát triển chung của cơ thể. Chỉ có 1 vấn đề đó là với việc bất thường như tinh hoàn ẩn thì thông thường sẽ khiến nam giới bị teo phần tế bào sinh tinh trùng và từ đó gây vô sinh. Không chỉ đe dọa sức khỏe sinh sản, tinh hoàn ẩn gây nguy cơ ung thư hơn tinh hoàn nằm trong bìu. Do vậy, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên là những người thầy thuốc đầu tiên, phát hiện các bất thường trong sức khỏe của trẻ, với trẻ nam thì bệnh tinh hoàn ẩn càng cần phải lưu ý phát hiện để được hỗ trợ chữa trị kịp thời.

Chức năng sinh sản sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn

Nhưng nếu trường hợp hỗ trợ chữa trị muộn như bạn, thì cách duy nhất để đưa tinh hoàn xuống bìu là phẫu thuật. Còn với lo lắng về chức năng sản sinh tinh trùng sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn thì bạn vẫn có thể có hi vọng. Bởi nếu mổ đưa được cả hai tinh hoàn xuống bìu, thì một số trường hợp sự sinh tinh sẽ hồi phục, bệnh nhân có thể có con tự nhiên hay bằng thụ tinh nhân tạo.

Lưu ý nữa với trường hợp phẫu thuật tinh hoàn ẩn ở tuổi trưởng thành với bạn nói riêng và nhiều nam giới mắc bệnh lý này nói chung là khi cuống mạch máu của tinh hoàn ẩn đủ dài, thì chỉ cần mổ 1 lần để đưa tinh hoàn xuống bìu. Nhưng nếu cuống ngắn quá thì bệnh nhân cần được mổ 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng.

Phẫu thuật tinh hoàn ẩn ở đâu tốt?

Tinh hoàn ẩn ở nam giới là mối đe dọa vô sinh và tồn tại những nguy cơ khác như ung thư tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, thoát vị bẹn,.. Vì vậy, tinh hoàn ẩn nên được hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng xấu.

Nam giới có thể đến Phòng khám đa khoa Bắc Việt tại số 73 Trần Duy Hưng – Cầu Giấy – Hà Nội để được khám tinh hoàn. Đây là một trong những đơn vị được Sở y tế cấp phép hoạt động các lĩnh vực ngoại khoa, trong đó có thực hiện chẩn đoán và phẫu thuật tinh hoàn ẩn.

Khi đến với phòng khám, trước tiên bệnh nhân sẽ được bác sĩ xác định tình trạng tinh hoàn bằng cách quan sát và sờ nắn bằng tay. Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như:

  • Siêu âm tìm vị trí tinh hoàn nếu không cảm nhận được bằng tay
  • Nội soi để xác định vị trí của tinh hoàn
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu để đo nồng độ hormone
  • Xét nghiệm di truyền xác định nhiễm sắc thể giới tính

Sau đó, nam giới sẽ được tiến hành phẫu thuật để đưa tinh hoàn về đúng vị trí của nó. Với tay nghề cao từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành và sự hỗ trợ từ những trang thiết bị y tế hiện đại, phẫu thuật tinh hoàn ẩn tại Bắc Việt tính thẩm mỹ, ít đau, thời gian phục hồi nhanh, bệnh nhân có thể xuất viện ra về trong ngày và sinh hoạt bình thường.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề tinh hoàn ẩn là gì từ chuyên gia nam học Lê Anh Việt. Nếu còn điều gì thắc mắc cần giải đáp thêm hãy liên hệ ngay đến số Hotline & Zalo: 0385.990.114 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, cụ thể hơn.

Nguyễn Văn Chất

Tôi là Bác sĩ Nguyễn Văn Chất, chuyên gia ngoại khoa tại phòng khám Bắc Việt, Hà Nội, tự hào là người đầu ngành trong lĩnh vực nam khoa. Với 40 năm kinh nghiệm, tôi được biết đến với danh hiệu "Bác sĩ có BÀN TAY VÀNG," thực hiện hàng nghìn ca thủ thuật mà không mắc sai sót. Điều này giúp tôi thu hút sự tin tưởng và lòng mến khách hàng.

BÀI VIẾT ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM
MỤC LỤC