Khi nhắc tới bệnh sùi mào gà, đa số mọi người chỉ nghĩ bệnh xuất hiện ở xung quanh bộ phận sinh dục. Nhưng thực tế, sùi mào gà có thể phát triển ở những nơi kín đáo, ẩm ướt như miệng, lưỡi, vòm họng. Vậy đâu là nguyên nhân và triệu chứng bệnh sùi mào gà ở lưỡi? mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !
Bệnh sùi mào gà ở lưỡi là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Sùi mào gà ở lưỡi là tình trạng xuất hiện các mụn cóc sinh dục nhỏ giống hình súp lơ hoặc mào gà ở trong khoang miệng, vòm họng, môi, lưỡi…Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virus HPV xâm nhập qua niêm mạc da gây ra, vi khuẩn này có tốc độ phát triển và lây lan cực nhanh qua các con đường:
Sùi mào gà ở lưỡi là gì?
Quan hệ tình dục qua đường miệng:
Tình dục qua đường miệng là con đường nhanh nhất để lây bệnh sùi mào gà điển hình là ở lưỡi. Khi quan hệ bằng miệng (oral sex), virus sẽ thông qua tuyến nước bọt hoặc các vết thương hở ở miệng, môi…đê gây bệnh.
Hôn người nhiễm bệnh:
Nếu bạn dùng miệng hôn người bị bệnh đang mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi, khả năng lây nhiễm virus HPV thông qua tuyến nước bọt là rất cao.
Tiếp xúc với đồ vật có chứa virus:
Những đồ vật người mắc bệnh đã sử dụng, nếu bạn vô tình chạm vào các đồ vật đó thì nguy cơ lây nhiễm bệnh khá cao. Các đồ vật có khả năng lây nhiễm như: bàn chải đánh răng, tăm xỉa răng, cốc uống nước…
Triệu chứng điển hình của bệnh sùi mào gà ở lưỡi
Bệnh sùi mào gà dù xuất hiện ở vị trí nào như: bộ phận sinh dục, lưỡi, vòm họng, miệng…thì triệu chứng đều tương tự nhau và thời gian ủ bệnh từ 2 -9 tháng. Tuy nhiên, đối với các đối tượng mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi, mỗi giai đoạn phát triển sẽ có triệu chứng biểu hiện khác nhau, cụ thể:
Giai đoạn đầu:
Người bệnh xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti, rải rác trong khoang miệng, lưỡi, môi hoặc bên trong má. Tuy nhiên, giai đoạn này bệnh chưa có ảnh hưởng rõ rệt và nhiều người thường lầm tưởng sùi mào gà với “bệnh nhiệt miệng” và thường chủ quan không đi khám.
Giai đoạn 2:
Các vết sần bắt đầu nổi nhiều hơn, kích thước phát triển lớn và lan rộng có hình như mào gà hoặc hình súp lơ màu trắng hoặc màu đỏ. Tuy nhiên, các vết sần này không gây ngứa hay đau nhưng lại rất dễ bị trầy xước có thể bị chảy máu hoặc chảy mủ.
Giai đoạn nặng:
Các vết sần phát triển to và kèm theo biểu hiện lở loét khiến người bệnh thấy đau rát, khó chịu. Khi ăn uống hay va chạm các vết sần có thể chảy dịch hoặc mủ, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Thậm chí, có những trường hợp vết lở loét nặng gây ra hôi miệng, khiến người bệnh cảm thấy tự ti và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.
Chính vì vậy, khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở lưỡi, cần chủ động đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt. Tránh để bệnh kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm đối với người bệnh như: gây nhiễm trùng khoang miệng, ung thư vòm họng gây ảnh hưởng tới dây thanh quản, trường hợp nặng bệnh nhân không nói được, chất lượng công việc bị giảm sút, dễ rơi vào trạng thái trầm cảm vì tâm lý tự ti ngại giao tiếp….