Vì sao có hiện tượng tiểu ra máu?

Bạn phát hiện trong nước tiểu có lẫn máu và cảm thấy hoang mang vì không biết lý do là gì? Vậy vì sao có hiện tượng tiểu ra máu? Bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám đa khoa Bắc Việt sẽ giải đáp điều này qua bài viết sau đây.

Đi tiểu ra máu là thế nào?

Bác sĩ Vũ Ngọc Lâm – BSCK I/ Nguyên trưởng khoa xét nghiệm tại bệnh viện Quân Y 354 Bộ Quốc Phòng và Phòng khám đa khoa Bắc Việt giải thích rằng:

Tiểu tiện là hoạt động bình thường ở con người nhằm mục đích bài tiết chất cặn bã trong cơ thể ra bên ngoài. Lượng nước tiểu và màu sắc nước tiểu chúng ta xả ra mỗi ngày sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của bản thân. Thông thường nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt hoặc đạm tùy vào lượng nước bạn cung cấp cho cơ thể trong ngày. Tuy nhiên, nếu tiểu ra máu thì đó lại là dấu hiệu nguy hiểm bạn đang gặp phải bệnh lý nào đó.

Đi tiểu ra máu là tình trạng trong nước tiểu có xuất hiện hồng cầu làm nước tiểu chuyển sang màu đỏ hoặc màu hồng, đôi khi là những sợi máu nhỏ lẫn trong nước tiểu. Kem theo đó là tình trạng tiểu buốt, nóng rát khi tiểu.

Tiểu ra máu được phân chia làm 2 loại chính:

– Đi tiểu ra máu đại thể: Đây là tình trạng người bệnh có thể nhìn rõ màu sắc nước tiểu bất thường. Ví dụ như nước tiểu màu đỏ, màu hồng hoặc có lẫn sợi máu.

– Đi tiểu ra máu vi thể: Là tình trạng nước tiểu có lẫn máu nhưng người bệnh không nhìn thấy bằng mắt thường, do lượng hồng cầu quá ít.

Xem thêm tại: Tiểu ra máu có tự khỏi không? Cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Trường hợp đi tiểu ra máu dài ngày cần phải được thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Đồng thời tiến hành hỗ trợ điều trị sớm tránh gây ra biến chứng không mong muốn. Vậy, vì sao có hiện tượng tiểu ra máu?

Vì sao có hiện tượng tiểu ra máu?

Với hơn 50 năm kinh nghiệm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh thông qua đường tiết niệu và nước tiểu, bác sĩ Lâm nhận định nguyên nhân thông thường khiến cho người bệnh bị tiểu ra máu bao gồm:

Vì sao có hiện tượng tiểu ra máu

* Do nhiễm trùng đường tiết niệu

Bệnh lý này thường gặp nhiều hơn ở nữ giới với triệu chứng tiểu ra máu, tiểu buốt rát, nước tiểu có mùi khó chịu, đau lưng và hai bên hông, cảm giác muốn đi tiểu ngay nhiều lần trong ngày, đau hoặc rát ở niệu đạo khi tiểu, nước tiểu đục.

Nam giới nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể đái buốt ra mủ.

* Nhiễm khuẩn thận

Vi khuẩn tồn tại quá lâu trong đường tiết niệu và bàng quang sẽ thông qua đường máu để di chuyển đến thận hoặc niệu quản, từ đó gây ra tình trạng viêm thận hoặc viêm bể thận. Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện đi tiểu ra máu, tiểu rắt, sốt, ớn lạnh, đau vùng thắt lưng, buồn nôn, nôn..

* Thận hoặc bàng quang có sỏi

Nguyên nhân do nhịn tiểu quá lâu, các chất cặn có trong nước tiểu lắng xuống hình thành tinh thể rắn, rồi chuyển hóa thành sỏi cứng tại bàng quang và thận gây viêm bàng quang, viêm bể thận. Thận hay bàng quang có sỏi khiến người bệnh bị bí tiểu, tiểu khó, tiểu ra máu và có những cơn đau tại vùng thận.

* Tiểu ra máu sau gắng sức

Tình trạng này xảy ra khi một người tập thể dục với cường độ mạnh. Với lại nếu không bù nước đúng cách trong khi tập có thể tăng nguy cơ tiểu máu.

* Phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt

Bệnh này chỉ bị ở nam giới. Tuyến tiền liệt phì địa quá mức khi bước vào tuổi trung niên gây chèn ép lên niệu đạo, cản trở dòng chảy của nước tiểu dẫn đến tiểu khó, tiểu buốt tiểu rát và ra máu, tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu xong vẫn có cảm giác muốn tiểu, bí tiểu dù đã rặn hết mức..

* Đặt ống thông tiểu

Một số người gặp khó khăn khi đi tiểu do chấn thương, phẫu thuật hoặc bệnh lý. Vì vậy ống thông tiểu được đặt vào bàng quang để giúp nước tiểu lưu thông ra ngoài. Ống thông tiểu giúp vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu gây tiểu ra máu.

*Dùng một số loại thuốc

– Thuốc chống đông máu gây tình trạng có máu trong nước tiểu

– Thuốc chống viêm không steroid hay NSAID dùng lâu dài gây hỏng thận và khiến máu xuất hiện trong nước tiểu

– Cyclophosphamide và ifosfamide gây viêm bàng quang xuất huyết

– Senna thuốc nhuận tràng này có thể dẫn đến tiểu máu

* Ung thư

Ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang là 2 căn bệnh thường có triệu chứng đau âm ỉ vùng chậu, đau ở lưng dưới, đau khi xuất tinh, có máu trong tinh dịch..

Chẩn đoán và hỗ trợ điều trị chứng đái ra máu hiệu quả

Để xác định nguyên nhân đái ra máu người bệnh cần đến gặp bác sĩ và phối hợp thực hiện một số xét nghiệm để có thể chẩn đoán chính xác. Các phương pháp xét nghiệm phổ biến hiện nay là:

– Xét nghiệm nước tiểu: Tìm tế bào ác tính, thực hiện cấy vi khuẩn và định lượng protein niệu 24h

– Thăm dò hình ảnh: Các phương pháp siêu âm, chụp thận ngược dòng có bơm thuốc cản quang (UPR), chụp cắt lớp CT, chụp thận có thuốc (UIV), chụp cộng hưởng MPI…đều có dựng hình mạch máu giúp tìm kiếm sỏi, khối u bàng quang, dấu hiệu viêm bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, lạc nội mạc tử cung, xác định tiểu ra máu từ 1 hay 2 thận.

Để quy trình xét nghiệm chẩn đoán được diễn ra chính xác, đồng thời được hỗ trợ điều trị theo nguyên nhân từ những phương pháp hiệu quả nhất, người bệnh có thể đến thực hiện tại Phòng khám đa khoa Bắc Việt. Chẩn đoán và hỗ trợ điều trị tiểu ra máu tại đa khoa Bắc Việt được thực hiện bởi những bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành tiết niệu, với sự hỗ trợ bởi những công nghệ máy móc hiện đại bậc nhất. người bệnh có thể nhanh chóng thoát khỏi tình trạng bệnh mà không phải tốn quá nhiều thời gian và chi phí hỗ trợ điều trị.

Nguyễn Văn Chất

Tôi là Bác sĩ Nguyễn Văn Chất, chuyên gia ngoại khoa tại phòng khám Bắc Việt, Hà Nội, tự hào là người đầu ngành trong lĩnh vực nam khoa. Với 40 năm kinh nghiệm, tôi được biết đến với danh hiệu "Bác sĩ có BÀN TAY VÀNG," thực hiện hàng nghìn ca thủ thuật mà không mắc sai sót. Điều này giúp tôi thu hút sự tin tưởng và lòng mến khách hàng.

BÀI VIẾT ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM
MỤC LỤC