Các dạng tiểu không tự chủ và cách chẩn đoán

Sự rò rỉ của nước tiểu được gọi là tiểu không tự chủ. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà lượng nước tiểu rò rỉ ít hay nhiều. Bệnh được chia thành nhiều dạng khác nhau. Vì vậy, để biết chính xác nguyên nhân, các bác sĩ sẽ có những chẩn đoán bệnh khác nhau.

Tiểu không tự chủ là chứng bệnh khiến nam giới gặp rất nhiều phiền toái và rắc rối. Gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt, công việc… trong cuộc sống. Bệnh thường được chia thành rất nhiều dạng và sẽ đi kèm với những triệu chứng khác nhau.

Các dạng tiểu không tự chủ phổ biến

Tiểu không tự chủ do áp lực

Tức là khi có những áp lực như hắt hơi, ho, cười nhiều, chạy tập thể dục… Khiến cho nước tiểu bị rò rỉ ra, hiện tượng này là do sự suy yếu của các mô nâng đỡ bàng quang hoặc các cơ của niệu đạo.

Tiểu không tự chủ do bàng quang tăng hoạt

Khi bàng quang hoạt động quá mức sẽ khiến cho nước bị rò rỉ.

tiểu không tự chủ 1

Các dạng khác nhau của tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ hỗn hợp

Tức là có sự kết hợp của cả hai dạng trên tiểu không tự chủ do áp lực và tiểu không tự chủ do bàng quang tăng hoạt.

Tiểu không tự chủ tràn đầy

Có 1 lượng nước tiểu nhỏ bị rò rỉ thường xuyên và đều đặn khi bàng quang không rỗng trong suốt quá trình bài tiết. Dạng này có thể là do bàng quang hoạt động kém hoặc viêm tắc niệu đạo.

Cách chẩn đoán tiểu không tự chủ

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và thuộc vào dạng nào của tiểu không tự chủ. Các bác sĩ sẽ áp dụng khám vùng chậu để phát hiện những tình trạng cơ học. Một số thí nghiệm để phát hiện sự nhiễm trùng đường tiết niệu và các xét nghiệm đánh giá chức năng bàng quang như:

– Đo niệu động học: Bàng quang sẽ được làm đầy thông qua một ống dẫn để giúp xét nghiệm kiểm tra chức năng của niệu đạo và bàng quang.

– Đo thể tích nước tiểu tồn lưu: Tức là dùng thiết bị siêu âm hoặc đặt một ống dẫn trong bàng quang để đo lượng nước tiểu trong bàng quang sau khi tiểu tiện.

– Thử nghiệm áp lực: Bệnh nhân sẽ thử ho một vài tiếng khi lượng nước tiểu đang có đầy ở bàng quang.

– Soi bàng quang: Bác sĩ sẽ dùng 1 ống mỏng, được chiếu sáng với 1 thấu kính ở 1 đầu. Để quan sát bên trong bàng quang và niệu đạo.

tiểu không tự chủ 2

Soi bàng quang giúp chẩn đoán bệnh rất hiệu quả

– Xét nghiệm nhuộm màu: Bác sĩ sẽ sử dụng một tấm lót và được nhuộm màu, sau đó đưa vào bàng quang của bệnh nhân. Nếu tấm đệm lót có dính màu. Tức là có sự rò rỉ của nước tiểu.

Tiểu không tự chủ là một trong những triệu chứng nan giải và gây ra rất nhiều phiền phức, rắc rối cho người bệnh. Vì vậy, khi có dấu hiệu nam giới nên đi khám, xét nghiệm, nếu có bệnh thì đi hỗ trợ chữa trị ngay.

Nếu có bất cứ băn khoăn hay thắc mắc gì liên quan đến các dạng tiểu không tự chủ, nam giới hãy liên hệ về ngay Phòng khám ngoại khoa Bắc Việt để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp.

Nguyễn Văn Chất

Tôi là Bác sĩ Nguyễn Văn Chất, chuyên gia ngoại khoa tại phòng khám Bắc Việt, Hà Nội, tự hào là người đầu ngành trong lĩnh vực nam khoa. Với 40 năm kinh nghiệm, tôi được biết đến với danh hiệu "Bác sĩ có BÀN TAY VÀNG," thực hiện hàng nghìn ca thủ thuật mà không mắc sai sót. Điều này giúp tôi thu hút sự tin tưởng và lòng mến khách hàng.

BÀI VIẾT ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM
MỤC LỤC