Trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao?

Thưa bác sĩ! Bé nhà em bị hẹp bao quy đầu bẩm sinh. Hồi trước, em có nghe nói là những trường hợp thế này khi trẻ lớn lên thì sẽ tự khỏi được nên vợ chồng em không đưa cháu đi hỗ trợ điều trị. Đến nay, bé nhà em đã 5 tuổi nhưng bao quy đầu vẫn bị hẹp. Bác sĩ tư vấn giúp em: Trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao ạ? Em xin cảm ơn bác sĩ! (Nguyễn Tùng Lâm – Hà Nam)

Trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao?

Trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao?

Trả lời

Thân gửi anh Lâm!

Có nhiều bé trai khi sinh ra đã bị hẹp bao quy đầu và đúng là phần lớn trong số này, khi các bé lớn lên thì chứng bệnh này sẽ tự khỏi được. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, hẹp bao quy đầu không tự khỏi được mà cần phải được hỗ trợ điều trị. Bây giờ, chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề chính mà anh đang quan tâm.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao?

1. Anh chị hãy chú ý làm vệ sinh cho cháu

Vì cháu còn nhỏ chưa biết cách để làm vệ sinh bao quy đầu nên việc này cần phải có sự giúp đỡ của người lớn. Hàng ngày, khi tắm rửa cho cháu, phụ huynh nên lộn ngược bao quy đầu ra ngoài để gột sạch chất cặn bẩn ở bên trong. Vì bao quy đầu của cháu hẹp, khi tiểu tiện có thể khó khăn, nước tiểu dễ đọng lại bên trong nên việc vệ sinh này rất quan trọng. Nếu việc này không ,  nó có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm quy đầu, bao quy đầu của trẻ. 

Cần lưu ý là khi vệ sinh bao quy đầu cho trẻ, phụ huynh cần làm nhẹ nhàng và không được sử dụng các dung dịch có tính tẩy rửa mạnh để tránh làm tổn thương quy đầu cũng như bao quy đầu của trẻ. Khi tắm rửa cho trẻ xong, cần dùng khăn mềm và sạch để lau khô cho trẻ.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao?

Phụ huynh nên vệ sinh bao quy đầu đúng cách cho trẻ

2. Tiến hành hỗ trợ điều trị cho cháu

Ban đầu, anh nên sử dụng thuốc bôi ngoài để hỗ trợ điều trị cho cháu. Phương pháp này nếu được sử dụng khi trẻ dưới 5 tuổi thì sẽ có hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, với trẻ trên 5 tuổi trở lên, một số trường hợp vẫn có tác dụng. Việc hỗ trợ điều trị bằng thuốc kéo dài liên tục trong 6 tháng, mỗi ngày bôi 3 lần. Trong quá trình này, nếu bao quy đầu của trẻ bị sưng đỏ hoặc viêm nhiễm, cần phải dừng thuốc lại ngay. 

Khi hỗ trợ điều trị bằng thuốc không có kết quả, anh nên cho cháu đi cắt bao quy  đầu. Hiện nay, đây là phương pháp phổ biến để hỗ trợ điều trị hẹp bao quy đầu cũng như dài bao quy đầu. Có nhiều phương pháp cắt bao quy đầu khác nhau như cắt theo kiểu truyền thống, cắt theo kiểu tay áo, cắt theo công nghệ Hàn Quốc… Gia đình anh có thể thảo luận với bác sĩ để lựa chọn phương pháp tốt nhất cho cháu. 

Tuy không phải mọi trường hợp hẹp bao quy đầu đều phải cắt bao quy đầu nhưng nếu không được hỗ trợ điều trị, hẹp bao quy đầu có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: kìm hãm sự phát triển của dương vật, gây ra các viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư dương vật và ở người trưởng thành, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh dục của người bệnh.

Hy vọng qua phần trả lời của chúng tối, anh sẽ biết mình cần phải làm gì để tốt cho cháu.

Chúc gia đình anh sức khỏe và hạnh phúc!

Nguyễn Văn Chất

Tôi là Bác sĩ Nguyễn Văn Chất, chuyên gia ngoại khoa tại phòng khám Bắc Việt, Hà Nội, tự hào là người đầu ngành trong lĩnh vực nam khoa. Với 40 năm kinh nghiệm, tôi được biết đến với danh hiệu "Bác sĩ có BÀN TAY VÀNG," thực hiện hàng nghìn ca thủ thuật mà không mắc sai sót. Điều này giúp tôi thu hút sự tin tưởng và lòng mến khách hàng.

BÀI VIẾT ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM
MỤC LỤC